Trong thời đại công nghệ 4.0 bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần một hệ thống thông tin hiện đại, phù hợp với xu thế. Tuy nhiên để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (Server). Để duy trì sự ổn định về khả năng vận hành cho máy chủ hoạt động bình thường là điều quan trọng với bất kể website nào, bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu bên trong nó. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống máy chủ, cũng như nắm rõ toàn bộ thông tin về nó.
Máy chủ là gì?
Máy chủ (Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Hay nói đơn giản thì máy chủ cũng là một máy tính với nhiều tính năng vượt trội có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với một chiếc máy tính bình thường.
Máy chủ server dùng để làm gì? có lẽ là điều nhiều người thắc mắc. Nó được sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu trên Internet hoặc trong mạng máy tính. Máy chủ là nền tảng của tất cả các dịch vụ Internet. Bất kỳ dịch vụ Internet nào, chẳng hạn như ứng dụng, website, trò chơi,…để hoạt động tốt đều phải phải qua một máy chủ bất kỳ.
Quá trình hình thành của máy chủ (Server)
Thường thì mọi người có thể biết được khái niệm về Server là gì. Nhưng về lịch sử ra đời của nó thì không phải ai cũng rõ. Server hay máy chủ là thuật ngữ ra đời từ thuật toán “Black -box” và “Queue”. Thuật toán này có mục đích là khi có dữ liệu đầu vào, sẽ tự động xử lý và sau cùng là gửi lại kết quả cho người dùng.
Quá trình phát triển
Để biết quá trình phát triển của máy chủ là gì, hãy xem các mốc thời gian sau:
– 1981 – Máy tính Server đầu tiên là IBM VM (LIST SERVER) Máy chủ LIST SERVER đầu tiên chạy trên hệ thống ảo BITNET của IBM, cho phép người dùng cộng tác qua email.
– 1991 – NeXTCube, máy chủ web (web server) World Wide Web (WWW) đầu tiên được xây dựng trên một thiết bị có tên NextCube, với các thông số kỹ thuật sau: Hệ điều hành NeXTSTEP, CPU 256MHz và ổ cứng 2GB.
– 1994 – ProLiant, máy chủ có thể gắn trên giá đỡ đầu tiên của Compaq, được giới thiệu vào năm 1994: ProLiant Series là máy chủ có thể lắp trên giá đỡ đầu tiên. Nó được trang bị bộ vi xử lý Intel Pentium II Xeon 450 Mhz, 256MB RAM và đầu đĩa CD-ROM 24X.
– 1998 – Sun Ultra II, đây là loại máy chủ mà bất kỳ ai từng tìm hiểu máy chủ là gì đều nên biết vì nó là một máy chủ đóng vai trò là nền tảng cho Google. Sun Ultra II là máy chủ đầu tiên của Google.
– 2001 – Máy chủ phiến hiện đại đầu tiên, RLX Blade Dựa trên công nghệ RLX Houston, các cựu nhân viên của Compaq Corp đã chế tạo máy chủ phiến hiện đại đầu tiên vào năm 2001. HP sau đó đã mua RLX vào năm 2005.
– 2008 – Cụm máy PS3, phân phối máy tính có GPU, 2008 Hệ thống Sony PlayStation®3 bao gồm CPU băng thông rộng di động 3.2GHz, ổ cứng 60GB ATA, RAM 256MB, bộ xử lý đồ họa (GPU – viết tắt của Graphic Processing Unit) RSX 550MHz và được tích hợp kết nối mạng.
– Từ năm 2009 đến nay – Máy chủ đám mây và xa hơn nữa là các máy chủ đã được “phi vật chất hóa” trong những năm gần đây, có nghĩa là chúng không còn là máy vật lý nữa. Với sự ra đời của công nghệ ảo hóa, khái niệm máy chủ không còn yêu cầu cấu hình phần cứng cụ thể nữa.
Vai trò của web Server là gì?
Máy chủ có vai trò chính là để lưu trữ, cung cấp cũng như xử lý dữ liệu, sau đó sẽ trực tiếp chuyển đến hệ thống máy trạm 24/7 cho một tổ chức, cá nhân thông qua mạng LAN hay internet. Server sẽ chạy liên tục và thường chỉ tắt khi có sự cố, hay có nhu cầu bảo trì.
Trong những doanh nghiệp nhỏ thì máy chủ có chức năng là máy chính để lưu trữ và vận hành hệ thống máy về dữ liệu.
Đây cũng là bộ phận quan trọng trong bất kể công ty hay doanh nghiệp nào để đảm bảo lưu trữ dữ liệu, thông tin cung như khả năng về quản lý và vận hành phần mềm của công ty đó.
Ví dụ: Người dùng có thể tự thiết lập nên Server cho mục đích kiểm soát quyền truy cập mạng cũng như gửi hoặc nhận email hay lưu trữ dữ liệu trên một trang web. Có những Server sẽ cam kết cho người dùng rằng chúng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Thế nhưng thì những Server bây giờ nếu dùng chung sẽ có trách nhiệm vềDNS, email hay FTP. Và có thể nhiều trang web hiện nay cũng có thể là một Web Server.
Các loại máy chủ phổ biến nhất hiện nay
Dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ Server ta có thể chia máy chủ làm 3 loại chính:
Máy chủ đám mây (Cloud Server)
Đây là một trong các loại Server thường gặp nhất. Nó là máy chủ được tạo thành từ một số máy chủ vật lý khác nhau và mạng lưu trữ SAN. Nếu bạn đã tìm hiểu về máy chủ là gì và muốn sử dụng nó nhưng không đủ kinh phí đầu tư Server vật lý, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy chủ đám mây.
Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server)
Bất kỳ ai đã tìm hiểu về Server vật lý riêng đều biết đây là một loại máy chủ hoạt động trên phần cứng và một số thiết bị hỗ trợ riêng, chẳng hạn như CPU, ổ đĩa cứng, Card mạng, RAM…
Máy chủ Web (Web server)
Máy chủ web là máy chủ dùng để lưu trữ các dữ liệu hay thông tin trên website và tạo môi trường kết nối tốt để khách hàng truy cập website dễ dàng hơn. Vì vậy nếu đang tìm hiểu về phân loại của máy chủ là gì, bạn đừng nên bỏ qua máy chủ Web nhé. Giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol) kết nối máy chủ với các máy khách. Nội dung của trang Web chủ yếu được hiển thị dưới dạng tài liệu HTML.
Máy chủ ảo (VPS)
Là loại máy chủ được tạo ra bằng cách phân chia một máy chủ vật lý riêng biệt thành nhiều máy chủ ảo khác nhau bằng công nghệ ảo hóa. Máy chủ ảo tương tự như máy chủ vật lý ở chỗ chúng chia sẻ tài nguyên máy chủ.
Máy chủ FTP (FTP Server)
Nếu bạn đang tìm hiểu phân loại máy chủ là gì, bạn cũng nên biết về phân giao thức truyền tệp được hỗ trợ bởi máy chủ FTP. Máy chủ FTP có thể được truy cập từ xa bằng phần mềm FTP như FileZilla, CuteFTP và các phần mềm khác.
Máy chủ DHCP (DHCP Server)
Máy chủ DHCP là máy chủ chỉ định địa chỉ IP, tạo cổng mặc định và cấu hình các thông số mạng cho thiết bị khách. Để đáp ứng các máy khách, DHCP Server sử dụng một giao thức chuẩn được gọi là DHCP. Máy chủ DHCP có chức năng là gán địa chỉ IP cho các thiết bị mạng.
Máy chủ DNS (DNS Server)
Là một máy chủ có chức năng phân giải tên miền. Máy chủ DNS phụ trách chuyển đổi địa chỉ IP thành tên miền và ngược lại.
Máy chủ Email (Mail Server)
Máy chủ Mail Server cho phép bạn gửi và nhận email. Khi bạn sử dụng ứng dụng khách email trên máy tính của mình, phần mềm kết nối với máy chủ POP hoặc IMAP để tải thư xuống và máy chủ SMTP gửi thư trở lại thông qua máy chủ email.
Xem thêm:
- Máy chủ Dell EMC PowerEdge R750 mang lại nhiều hiệu suất vượt trội
- Hệ thống lưu trữ dự phòng cho doanh nghiêp – Backup Storage
Nguồn: Tổng hợp